Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ
Lượt xem: 313

Ngày 03/4/2017 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 10/2017/QĐ-TTg  ban hành Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ. Theo đó việc quản lý và thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo từng giai đoạn (sau đây gọi tắt là Chương trình); Áp dụng đối với các đơn vị chủ trì thực hiện các đề án thuộc Chương trình (sau đây gọi tắt là Đơn vị chủ trì), cơ quan quản lý Chương trình, các đối tượng thụ hưởng Chương trình và các tổ chức, cá nhân hoạt động liên quan đến phát triển công nghiệp hỗ trợ.

          Đối với việc hỗ trợ doanh nghiệp (DN) công nghiệp hỗ trợ trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng trong và ngoài nước; xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ; hỗ trợ DN áp dụng hệ thống quản lý đáp ứng yêu cầu của các chuỗi sản xuất toàn cầu trong quản trị DN, quản trị sản xuất; hỗ trợ nghiên cứu phát triển, ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ trong sản xuất thử nghiệm linh kiện, phụ tùng, nguyên liệu và vật liệu… mức hỗ trợ tối đa tới 100% tùy theo từng hoạt động.

          Hoạt động xây dựng và công bố thông tin về công nghiệp hỗ trợ hàng năm được hỗ trợ 100% kinh phí. Mức hỗ trợ tối đa 70% áp dụng cho các nội dung đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

          Cụ thể như sau: Mức hỗ trợ tối đa 100% áp dụng với nội dung Khảo sát, đánh giá nhu cầu, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kiểm soát chất lượng cho sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; Tổ chức đánh giá, xác nhận năng lực doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ; Tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ; Tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ; Đánh giá và công nhận các doanh nghiệp có trình độ và quy mô đáp ứng yêu cầu quốc tế; 
          Mức hỗ trợ là 70% áp dụng cho Kết nối doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam với các doanh nghiệp trong và ngoài nước;Tổ chức hội thảo xúc tiến thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ; Tổ chức hội chợ triển lãm kết nối công nghiệp hỗ trợ; Tổ chức chương trình xúc tiến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào công nghiệp hỗ trợ; Hỗ trợ các doanh nghiệp quảng bá, đăng ký thương hiệu sản phẩm công nghiệp hỗ trợ;  Hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tìm kiếm, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước; Tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng về hoạt động công nghiệp hỗ trợ.

Tại Quyết định Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì bố trí nguồn kinh phí sự nghiệp cho hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Luật ngân sách; Xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn lập, quản lý và sử dụng kinh phí Chương trình theo đề nghị của Bộ Công Thương; Ban hành mã số riêng đối với kinh phí thực hiện Chương trình tại Mục lục ngân sách nhà nước; Phối hợp với Bộ Công Thương hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình.

Với Bộ Công Thương được Chính phủ giao trách nhiệm quản lý Chương trình, chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ như:

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và Hiệp hội ngành hàng liên quan định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ;

- Hướng dẫn xây dựng các đề án, tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt và ký kết với các đơn vị chủ trì thực hiện các đề án theo quy định tại Quy chế này. Phê duyệt danh mục các đề án, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các đề án thuộc Chương trình;

- Tổ chức nghiệm thu kết quả thực hiện các đề án thuộc Chương trình, đánh giá sự phù hợp với mục tiêu của từng đề án và mục tiêu tổng thể Chương trình;

- Tổng hợp, xây dựng dự toán kinh phí thực hiện Chương trình và tổng hợp chung trong dự toán của bộ, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để xem xét bố trí dự toán, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật ngân sách;

- Quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp từ ngân sách nhà nước giao để thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ; Hàng năm tổng hợp đánh giá kết quả, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện Chương trình;
          - Xây dựng, hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn các địa phương, tổ chức, cá nhân và đơn vị liên quan thực hiện Chương trình; Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thu hút vốn và các nguồn lực phục vụ hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trong phạm vi địa phương, cụ thể:

- Xây dựng, tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện Chương trình tại địa phương hàng năm và trong từng giai đoạn;

- Quyết định hình thức và mức hỗ trợ từ kinh phí thực hiện Chương trình tại địa phương cho các nội dung quy định tại Quyết định này;

- Bảo đảm nguồn vốn từ ngân sách địa phương để tổ chức thực hiện Chương trình tại địa phương theo các quy định tại Quyết định này;

- Xây dựng, gửi Bộ Công Thương tổng hợp các đề án thuộc Chương trình có sử dụng kinh phí cấp trung ương;

- Tổ chức kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện Chương trình trên địa bàn địa phương;

- Tích cực thu hút các nguồn vốn ngoài ngân sách để thực hiện Chương trình của địa phương;

- Theo dõi, đánh giá, định kỳ hàng năm báo cáo Bộ Công Thương về việc thực hiện Chương trình tại địa phương.
Xem chi tiết Quyết định số 10/2017/QĐ-TTg tại đây
10_2017_qd-ttg_323685.doc

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập