Phòng Quản lý Thương mại
1. Chức
năng: Tham mưu thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực Thương mại gồm:
hoạt động thương mại và lưu thông hàng hóa trên địa bàn; sản xuất và tiêu
dùng bền vững; xúc tiến
thương mại; quản lý cạnh tranh; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; quản lý hoạt
động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
2. Nhiệm vụ:
a) Xây dựng đề án, chương trình, kế hoạch,
chính sách phát triển thương mại và tổ chức, quản lý, thực hiện sau khi được
phê duyệt trên địa bàn tỉnh; Tham mưu cho lãnh đạo Sở dự thảo các quyết định,
quy định, chỉ thị thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh,
tổ chức triển khai thực hiện các Nghị định, Chỉ thị, Quyết định và các văn bản
pháp luật khác của Chính phủ, Bộ Công Thương về lĩnh vực thương mại trên địa
bàn tỉnh.
b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện
các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, kế hoạch, đề án, chương trình và
các quy định về phát triển thương mại sau khi được phê duyệt; Giám sát thực hiện
các quy hoạch thông qua việc tham gia thẩm định, tham mưu trình chấp thuận đầu
tư các công trình, dự án thương mại.
c) Hoạt
động thương mại và lưu thông hàng hóa trên địa bàn
- Tham mưu xây dựng và tổ chức
triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách quản lý và phát
triển theo chức năng, thẩm quyền: các
loại hình kết cấu hạ tầng thương mại như chợ, trung tâm thương mại, trung tâm
mua sắm, siêu thị, cửa hàng bán lẻ, sở giao dịch hàng hóa, trung tâm hội chợ,
triển lãm, trung tâm đấu giá hàng hóa và các loại hình kết cấu hạ tầng thương
mại khác; các loại hình tổ chức, hình thức và phương thức kinh doanh thương
mại, như hợp tác xã thương mại, bán buôn, bán lẻ, đại lý thương mại, nhượng
quyền thương mại, dịch vụ thương mại trên địa
bàn tỉnh;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan
có liên quan hướng dẫn và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích mở
rộng mạng lưới kinh doanh, phát triển các tổ chức liên kết lưu thông hàng hóa,
hình thành các kênh lưu thông hàng hóa ổn định từ sản xuất đến tiêu dùng trên
địa bàn tỉnh;
- Tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm
tra việc thực hiện quy định về hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh
doanh có điều kiện: thuốc lá, rượu, xăng dầu, khí và các hàng hóa dịch vụ khác theo quy định;
- Triển khai thực hiện cơ chế, chính
sách ưu đãi, khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh (như cung cấp các mặt hàng thiết yếu, hỗ trợ lưu thông hàng hóa và dịch vụ
thương mại...);
- Tổ chức hoạt động điều tiết lưu
thông hàng hóa, bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, bình ổn và
thúc đẩy thị trường nội tỉnh phát triển;
- Phối hợp xử lý các thông tin thị
trường trên địa bàn tỉnh về tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu
dùng, tổng cung, tổng cầu, mức dự trữ lưu thông và biến động giá cả của các mặt
hàng thiết yếu, các mặt hàng chính sách. Đề xuất
giải pháp điều tiết lưu thông hàng hóa trong từng thời kỳ.
d) Về xúc tiến thương mại
- Tổ chức thực hiện các thủ tục hành
chính về xúc tiến thương mại thuộc thẩm quyền;
- Tham mưu, phối hợp với Thanh tra Sở
kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về xúc tiến thương mại của thương
nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại.;
- Theo dõi, tổng hợp quyết toán với
cơ quan quản lý tài chính đồng cấp về số tiền theo quyết định thu và số tiền
thực thu vào ngân sách nhà nước 50% giá trị đã công bố của giải thưởng không có
người trúng thưởng của chương trình khuyến mại;
- Tham mưu, đề xuất các chương trình,
kế hoạch, đề án xúc tiến thương mại trên địa bàn và thực hiện các chương trình,
kế hoạch, đề án theo phân cấp;
- Thẩm định hồ sơ đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm
thương mại trên địa bàn tỉnh;
- Phối hợp quản lý hoạt động của các
Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam.
đ) Về quản lý cạnh tranh
- Tuyên tuyền, phổ biến, hướng dẫn
thực hiện các quy định của pháp luật về cạnh tranh trên địa bàn tỉnh;
- Phát hiện và kiến nghị các cơ quan
có liên quan giải quyết theo thẩm quyền về những hành vi vi phạm pháp luật cạnh
tranh và văn bản ban hành có nội dung không phù hợp với pháp luật cạnh tranh.
e) Về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Trình cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng tại địa phương;
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tư vấn, hỗ trợ và nâng cao nhận
thức về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh;
- Tham mưu, phối hợp thực hiện công
tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp
luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định;
- Thực hiện việc kiểm soát hợp đồng
theo mẫu, điều kiện giao dịch chung tại địa phương theo quy định của pháp luật
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ để
cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng cấp huyện thực hiện các nội
dung liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
- Công bố công khai danh sách tổ
chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng
theo quy định;
- Quản lý hoạt động về bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng của tổ chức xã hội tại địa phương; tạo điều kiện để tổ chức
xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoạt động; chủ trì phối hợp thẩm định các đề án, kế hoạch
hoạt động của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
- Quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt
động hòa giải của tổ chức hòa giải tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức,
cá nhân kinh doanh tại địa phương theo quy định của pháp luật;
- Báo cáo kết quả thực hiện quản lý
nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh theo định kỳ
hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền cấp trên.
g) Về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa
cấp
- Chủ trì, tổ chức thực hiện các quy
định của pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trên
địa bàn tỉnh;
- Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền
ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan tại địa phương trong công
tác kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp;
- Phát hiện, báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về quản lý hoạt động kinh
doanh theo phương thức đa cấp;
- Cấp, thu hồi xác nhận đăng ký hoạt
động bán hàng đa cấp tại địa phương, xác nhận tiếp nhận thông báo chấm dứt hoạt
động bán hàng đa cấp;
- Thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt
động kinh doanh theo phương thức đa cấp;
- Tổ chức đào tạo, tập huấn chuyên
môn cho cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện công tác quản lý nhà nước về bán
hàng đa cấp;
- Thực hiện công tác tuyên truyền,
phổ biến pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp cho các doanh nghiệp,
người tham gia bán hàng đa cấp.
- Tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thông
báo hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp;
- Báo cáo theo định kỳ hàng năm hoặc
đột xuất về công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh.
h) Về quản lý thị trường
Tham mưu, phối hợp với Thanh tra Sở và Cục Quản lý thị
trường xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ, chuyên đề, biện pháp phòng, chống
buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của
lực lượng Quản lý thị trường địa phương tránh chồng chéo, trùng lặp về đối
tượng, nội dung kiểm tra, thanh tra với các lực lượng có thẩm quyền kiểm tra,
thanh tra của tỉnh.
i) Tổng hợp tình hình sản xuất, kinh doanh của
các doanh nghiệp và các số liệu thuộc lĩnh vực thương mại. Đề xuất các giải pháp phát triển thương
mại với các tỉnh, thành phố; với các Sở, ngành trong tỉnh.
Thực hiện công tác báo cáo định kỳ và đột xuất
về tình hình thực hiện nhiệm vụ; các chương trình, kế hoạch, đề án phát triển về lĩnh vực
thương mại trên địa bàn tỉnh
theo quy định của UBND tỉnh và Bộ Công Thương.
k)
Triển khai thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch của phòng nhằm kịp thời nắm bắt, tổng hợp tham mưu
cho Lãnh đạo Sở.
l) Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc
lĩnh vực được phân công đối với các Phòng Kinh tế và hạ tầng/Phòng Kinh tế các
huyện, thành phố.
m) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Sở phân
công